HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
Cách xử lý khi trẻ "ăn vạ"

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của các hình thức "khủng hoảng" hay "ăn vạ" của bé là khóc.

Ở mỗi giai đoạn khủng hoảng của trẻ, điều khiến bố mẹ lo lắng nhất chính là mỗi khi trẻ ăn vạ, trẻ có thể hậm hực với thái độ bướng bỉnh và chống đối mọi điều bố mẹ nói, thậm chí là khóc lóc, gào thét và tự làm đau bản thân.

Cách xử lý khi trẻ "ăn vạ"

 

Tất cả những hành vi tiêu cực này gọi chung là “ăn vạ” nhằm mục đích gây áp lực cho bố mẹ để đạt được điều mình muốn. Để điều chỉnh và xử lý khi trẻ ăn vạ, ba mẹ cần có những biện pháp phù hợp để có thể giúp trẻ bình tĩnh trở lại, cũng như nhận thức và sửa đổi được thái độ và hành vi của mình.

Quy trình để xử lý một cuộc khủng hoảng thường sẽ bao gồm 6 bước như sau:

- Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe ...)

- Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con

- Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn

- Đưa ra đề xuất phương án ba/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn

- Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)

- Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (một cái ôm thật chặt, thật dài ...) 

 

Cách xử lý khi trẻ "ăn vạ"

 

Việc trẻ ăn vạ sẽ không chỉ diễn ra một vài lần và cũng không thể chấm dứt ngay lập tức sau khi ba mẹ xử lý, nhưng trình tự xử lý như trên có thể giúp trẻ hiểu hơn về cảm xúc của mình. Với sự trợ giúp của ba mẹ, trẻ cũng hoàn toàn có thể học cách bày tỏ mong muốn và nhu cầu của mình tốt hơn.

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ba mẹ có thể hiểu được trẻ và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

 

Để biết thêm thông tin về tư vấn tuyển sinh và các chương trình ưu đãi khác, ba mẹ vui lòng gọi vào hotline 1900 6363 31, hoặc nhắn tin cho trường qua Fanpage Hệ thống Mầm non Quốc tế SIK

Nguồn tham khảo: internet

Ngày đăng: 15/05/2021
Zalo
favebook
Go Top