HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
Tuyệt chiêu giúp cải thiện tình trạng trẻ hay ăn ngậm

 

Trẻ biếng ăn, ăn hay ngậm làm mỗi bữa ăn kéo dài và trở thành “cuộc chiến” của cả mẹ và con. Vậy làm thế nào để trị trẻ ăn ngậm hiệu quả? Ba mẹ đừng bỏ qua những thông tin cực hữu ích ngay sau đây:

Trước hết, cần hiểu lí do vì sao trẻ ăn ngậm

Để “tạm biệt” tình trạng trẻ không chịu nhai nuốt thức ăn thì điều đầu tiên các mẹ cần làm đó là phải nắm được các nguyên nhân khiến trẻ ăn ngậm để nhanh chóng tìm được cách khắc phục hiệu quả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trẻ ăn hay ngậm thường là những trẻ biếng ăn vì các bé đang tìm mọi cách để kéo dài thời gian ăn, tránh việc ăn thêm để không phải ăn nhiều. Lâu dần hành động này trở thành thói quen, khiến các bà mẹ “bỉm sữa” phải “bó tay chịu trói”, dùng đủ mọi chiêu mà cũng không có tác dụng.

Bên cạnh đó, cũng còn có nhiều lí do khác, khiến trẻ ngậm mãi thức ăn trong miệng như: Do đồ ăn dai cứng, vị nhạt nhẽo, quá nguội, tanh, ăn mãi một mùi vị, một dạng thức ăn, … Hoặc trẻ mắc bệnh khiến trẻ khó nuốt: như mọc răng, sưng lợi, các bệnh viêm họng, trẻ ốm mệt trong người, nhiệt miệng … Hay trẻ không tập trung với bữa ăn: Vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, nghịch điện thoại, ... nên quên mất việc nhai thức ăn. Thậm chí, một số trẻ còn thích ngậm đồ ăn vì lúc này đồ ăn chuyển hóa đường và tạo vị ngọt khiến bé thích thú. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện ăn ngậm, mẹ cần kiểm tra lại ngay các yếu tố này để tìm được lí do khiến bé nhà mình ăn ngậm và có cách xử lý nhanh gọn.

 

 

Dưới đây là những lời khuyên dành cho bố mẹ khi trẻ thường xuyên ngậm khi ăn:

1. Thay đổi thực đơn của trẻ mỗi ngày

Dù đó là những món ăn bổ dưỡng và trẻ thích thì mẹ cũng nên thay đổi không nên để trẻ ăn nhiều lần vì khiến trẻ nhanh ngán. Hãy đổi món và đổi cách chế biến thường xuyên để giúp trẻ không bị chán với đồ ăn và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn của trẻ. Với những mẹ khéo tay đừng quên “tự chế” những loại gia vị thơm ngon giàu dinh dưỡng để giúp mùi vị thức ăn của trẻ hấp dẫn hơn.

Và một trong những cách trị trẻ ăn hay ngậm đơn giản mà mang lại công dụng cực “bất ngờ” đó là việc mẹ trang trí đồ ăn thành những hình thù bắt mắt, màu sắc rực rỡ để khơi gợi sự hứng thú với đồ ăn của trẻ.  Đặc biệt, để tránh cho bé ăn ngậm mẹ không nên cho bé ăn vượt quá khả năng ăn nhai của bé, không để thức ăn quá cứng, quá dai, ...

2. Cách khắc phục trẻ ăn ngậm với mẹo “bỏ đói” trẻ

Một mẹo cực hay ho giúp nhiều mẹ trị thành công thói quen ăn ngậm của trẻ đó là để trẻ biết đói. Khi cho ăn, nếu thấy trẻ ăn ngậm và từ chối đồ ăn, mẹ không lăn tăn mà hãy dẹp luôn bữa ăn. Nhưng các mẹ cũng phải nhớ: không để trẻ ăn vặt quá nhiều, nhất là trước bữa ăn vì nếu trẻ có cảm giác no thì trẻ sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính.

Bên cạnh đó, tùy nhu cầu ăn uống của từng trẻ, ba mẹ cũng nên điều chỉnh lịch ăn để các bữa ăn và bữa phụ của trẻ cách nhau ít nhất 2-3 tiếng giúp trẻ kịp tiêu hóa. Đồng thời, mỗi bữa ăn mẹ chỉ lấy lượng thức ăn vừa đủ để thời gian ăn của bé không quá lâu, vì khi ăn lâu thức ăn bị tiêu hóa 1 phần làm tăng đường huyết làm bé mất cảm giác đói, mất cảm giác ăn ngon miệng. Mẹ chỉ nên cho bé ăn trong 30 phút để giúp cho bé có tinh thần vui vẻ, tích cực với bữa ăn (ban đầu có thể lượng thức ăn hơi ít so với mong đợi của mẹ nhưng sẽ tăng dần lên theo thời gian). 

3. Cho trẻ tự ăn và ăn cùng cả gia đình

Trẻ nhỏ thường hay có thói quen quan sát, học hỏi và bắt chước những hành động của người lớn. Vì vậy, hãy tranh thủ đặc điểm này: nếu trẻ biết ngồi ghế các mẹ không nên để trẻ ăn một mình mà hãy cho trẻ ăn cùng với gia đình. Có thể ban đầu trẻ ăn hơi ít vì không theo kịp tốc độ của người lớn, lúc này bố mẹ, các thành viên trong gia đình hãy cùng khích lệ và cùng đợi trẻ để giúp trẻ tập trung với bữa ăn và nhai, nuốt thức ăn tốt hơn.

4. Không cho trẻ ăn rong, hạn chế các thiết bị điện tử trong bữa ăn

Trẻ sẽ dễ bị phân tâm bởi những thiết bị dễ gây xao nhãng như tivi hay máy tính bảng. Vì vậy trong lúc ăn, trẻ sẽ tập trung vào các thiết bị đó mà quên mất việc nhai, nuốt, dẫn tới tình trạng trẻ ăn hay ngậm, không cảm nhận được hương vị của thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Để trẻ tập trung hơn trong lúc ăn, bố mẹ nên tránh việc cho trẻ ăn rong hay sử dụng các thiết bị điện tử trong lúc ăn.

5. Không ép trẻ phải ăn hết

Khi trẻ đã bắt đầu cảm thấy no, con sẽ lười nhai hơn và ngậm thức ăn trong miệng. Nếu bố mẹ cố gắng ép trẻ ăn thêm nữa, con sẽ cảm thấy áp lực và sợ ăn hơn.

Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để vừa đảm bảo trẻ nạp đủ năng lượng vừa giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi ăn.

6. Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe

Trẻ có thể biếng ăn và hay ngậm do nhiều bệnh lý, ví dụ như đau họng, loét miệng, bệnh về đường tiêu hóa… Do đó, nếu cảm thấy có bất kỳ triệu chứng lạ ở trẻ, bố mẹ nên đưa con tới khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

=> Quá trình chăm sóc và hỗ trợ trẻ biếng ăn, trẻ ăn ngậm đòi hỏi cần nhiều thời gian, vậy nên ba mẹ cần kiên nhẫn và tìm hiểu kỹ các phương pháp phù hợp nhất nhằm giúp khắc phục tình trạng này.

Hệ thống Mầm non Quốc tế SIK

Nguồn tham khảo: internet

Ngày đăng: 04/12/2020
Zalo
favebook
Go Top